• Kênh xe hơi
  • ATP Travel
  • Chợ cư dân
  • Nhà đất rao vặt
  •  
  • BĐS Hồ Chí Minh
    • BĐS Quận 4
    • BĐS Quận 9
    • BĐS Thủ Đức
  • BĐS Hà Nội
  • BĐS Đà Nẵng
  • Tin tức
No Result
View All Result
  •  
  • BĐS Hồ Chí Minh
    • BĐS Quận 4
    • BĐS Quận 9
    • BĐS Thủ Đức
  • BĐS Hà Nội
  • BĐS Đà Nẵng
  • Tin tức
No Result
View All Result
Rao Vặt BĐS
No Result
View All Result

Thâm hụt kép là gì? Vì sao cần hiểu Thâm hụt kép

ATPMediaby ATPMedia
30/10/2019
in Tin tức
0
Thâm hụt kép là gì? Vì sao cần hiểu Thâm hụt kép
0
SHARES
351
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Thâm hụt kép là gì đây là một từ khóa được search nhiều nhất trên google về chủ đề về Thâm hụt kép là gì. Trong bài viết này, Rao Vặt BĐS sẽ cung cấp thông tin Thâm hụt kép là gì? Vì sao cần hiểu Thâm hụt kép

Thâm hụt kép là gì? Vì sao cần hiểu Thâm hụt kép

Phần I
Thâm hụt kép là một thuật ngữ trong kinh tế vĩ mô khi nói về việc thâm hụt ngân sách của một quốc gia sẻ kéo theo sự thâm hụt của cán cân thương mại (BT). hoặc cán cân vãng lai (CA). Trong thực tế, có rất nhiều ý kiến bàn về chủ đề này, nhưng vì thực trạng kinh tế của mổi quốc gia mỗi khác, cho nên cách giãi quyết thì không ai giống ai, cái mấu chót của vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân thì mới có hướng khắc phục hiệu quả.

1 Thâm hụt ngân sách là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các quốc gia 

Thâm hụt ngân sách (bội chi ngân sách) là tình trạng các khoản chi vượt quá các khoản thu trong cân đối ngân sách Nhà nước . Thâm hụt ngân sách xảy ra ở hầu hết các quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, ở hầu hết các giai đoạn của nền kinh tế.
Từ những năm 1970, các nước OECD đã được ghi nhận là các nước vay nợ lớn với rất nhiều rủi ro phát sinh như lãi suất tăng cao, kéo theo hiệu ứng thoái lui đầu tư tư nhân. Mức thâm hụt ngân sách trung bình của các nước OECD đạt đến mức đỉnh 5% vào năm 1993 và sau đó giảm dần xuống mức xấp xỉ 0% vào năm 2000, trong đó có 16/30 nước đạt được trạng thái thặng dư do sự hỗ trợ từ tăng trưởng kinh tế. Ngân sách Mỹ thâm hụt khoảng 5,9% GDP vào năm 1992 và thặng dư khoảng 1,7% vào năm 20002 . Tuy nhiên, đến năm 2008 thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới 6,5% và tiếp tục tăng lên 12,8% trong năm 2009. Nhật Bản là nước có mức độ thâm hụt sâu kéo dài với tỷ lệ thặng dư ngân sách trên GDP đạt 2% vào đầu những năm 1990 đã chuyển sang thâm hụt 7,4% vào năm 2000. Năm 2010, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Nhật Bản là 9,2%GDP3 . Trạng thái thâm hụt ngân sách được ghi nhận là phổ biến hơn so với trạng thái thặng dư.

Có 2 loại thâm hụt ngân sách:

(i) Thâm hụt cơ cấu: các khoản thâm hụt do các chính sách chi tiêu tùy biến của chính phủ như trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi giáo dục, quốc phòng;
(ii) Thâm hụt chu kỳ: các khoản thâm hụt biến thiên theo chu kỳ kinh tế. Ví dụ như khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống, trong khi đó chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp lại tăng lên. 

 
2. Nguồn gốc của thuật ngữ “thâm hụt kép”

Trong kinh tế vĩ mô phát triển, giả thiết thâm hụt kép đã xuất hiện từ bản thiết kế của nhà kinh tế học IMF Jacques Polak (1957) về việc thực hiện ‘chương trình tài chính’, mà giờ đây là nhân tố cốt lõi trong các gói bình ổn của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Liều thuốc hành động là cắt giảm thâm hụt ngân sách, được cho là để cải thiện vị thế bên ngoài của nền kinh tế. Polak dựa vào một truyền thống phân tích theo thuyết trọng tiền lâu đời về cán cân thanh toán. Trong một biến thể của phân tích này, trừ khi khu vực tư nhân quyết định gia tăng tiết kiệm – hay nói chính xác hơn, họ giảm vay mượn ròng – thì thâm hụt ngân sách cao hơn phải được chi trả bằng việc tạo ra tiền trong nước. Vì thế, tổng cầu sẽ tăng lên. Theo giả định ngầm rằng mọi nguồn lực đều được sử dụng hết (trạng thái toàn dụng), và mức giá trong nước gắn liền với mức giá thế giới thông qua hoạt động mua bán ngoại thương hưởng chênh lệch giá (áp dụng ngang bằng sức mua PPP), cầu cao hơn phải lây lan tạo thành sự thâm hụt bên ngoài nhiều hơn.

Học thuyết tương đương Ricardo (Barro 1974) nổi lên từ các mô hình tiết kiệm tối ưu năng động, cho rằng mọi nguồn lực đều được sử dụng hết (trạng thái toàn dụng) và các hộ gia đình điều hoà sự tiêu dùng của họ (hay nói khái quát hơn là chi tiêu bao gồm đầu tư của dân chúng) theo thời gian. So với lý thuyết trọng tiền có phần nào cũ kỹ của Polak, thì học thuyết này đóng một vai trò trọng tâm hơn nhiều trong kinh tế vĩ mô chính thống đương thời. Theo các mạch lập luận dựa vào định luật Say (Say’s Law), học thuyết tương đương Ricardo nói chung khẳng định rằng sự thay đổi trong vay mượn ròng của ngân sách sẽ được bù trừ bằng sự thay đổi tương đương trong cho vay ròng của tư nhân. Trong bối cảnh này, chính sách ngân sách nghịch chu kỳ truyền thống sẽ không thể đóng một vai trò gì, vì chính sách đó sẽ bị phản ứng đối trọng ngược lại từ khu vực tư nhân. Ví dụ, khi thâm hụt ngân sách gia tăng, khu vực tư nhân sẽ tiết kiệm nhiều hơn do dự đoán về thuế khoá mà họ sẽ đóng trong tương lai để tài trợ cho nợ của khu vực công truyền thống. Khi đó, trong bối cảnh nền kinh tế mở, bất kỳ vị thế bên ngoài nào của đất nước cũng sẽ được xác định bởi sự đánh đổi liên thời gian giữa tiêu dùng và tiết kiệm với tất cả những nước trên thế giới sản xuất ra cùng những hàng hóa như nhau (Obstfeld và Rogoff 1997).
Các học thuyết thâm hụt kép (TD) và tương đương Ricardo (RE) không tương thích vì chúng gán những vai trò khác nhau cho vay mượn ròng tư nhân và tài trợ bên ngoài ròng. Theo học thuyết thâm hụt kép, vay mượn tư nhân là ‘trung tính’ ở chỗ nó không đáp lại những thay đổi của vị thế bên ngoài hay vị thế ngân sách. Còn theo học thuyết tương đương Ricardo, tài khoản vãng lai (tài trợ bên ngoài ròng) là trung tính trước những thay đổi ngân sách trong khi vay mượn tư nhân và chính phủ tham gia vào sự đánh đổi.

Các nhà nghiên cứu theo hướng tiếp cận của Ricardo mà tiêu biểu là Barro (1989) lại cho rằng: Thâm hụt ngân sách do gia tăng chi tiêu của chính phủ phải được bù đắp trong hiện tại hoặc tương lai với tổng giá trị hiện tại ròng của các khoản thu sẽ phải bằng tổng giá trị hiện tại ròng của các khoản chi. Do đó, việc giảm thuế hiện tại đồng nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Trong dài hạn, thâm hụt ngân sách không làm thay đổi lãi suất cũng như không tác động lên các biến vĩ mô khác.
3. Một số nghiên cứu lý thuyết về tác động của thâm hụt ngân sách đối với các biến vĩ mô 
➥ Premchand (1984): Thâm hụt ngân sách dẫn tới việc chính phủ phải phát hành trái phiêu để huy động nguồn vốn bù đắp. Để có thể thu hút được vốn, các trái phiếu của chính phử phải có lãi suât cao hơn. Điều này sẻ gây khó khan cho trái phiêu của doanh nghiep và do dó se làm suy giảm đầu tư  và tiêu dùng tư nhân.➥Metzler (1951), Patinkin (1965), Friedman (1968), Dywer (1982), Miller (1983):
Thâm hụt ngân sách là nhân tố cơ bản gây nên lạm phát
➥Sargent và Wallace (1981): Ngân hàng trung uơng sẻ buộc phải in thêm tiên để tài trợ thâm hụt ngân sách. Không sớm thì muộn, kết quả của việc in thêm tiền sẻ dẫn đến cung tiền tăng và Lạm phát sẻ xảy ra, ít nhât là trong dài hạn.
➥Fleming (1962), Mundell (1963), Volcker (1987), Kearney và Monadjemi (1990):
Thâm hụt ngân sách có thể kéo theo thâm hụt thương mại theo hai cách:
– Thứ nhất:  Thâm hụt ngân sách dẫn đến áp lực tăng lãi suât, do đó thu hút dòng vốn vào, gây ra áp lực tăng giá đồng nội tệ và vì vậy thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu
– Thứ hai:Thâm hụt ngân sách làm tăng tiêu dùng nội địa và do đó gia tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, làm tăng thâm hụt cán cân thương mại.
➥ Ball và Mankiw (1995):
Trong dài hạn, sản lượng của một nền kinh tế được quyết định bởi năng lực sản xuất, và năng lực sản xuất được quyết định bởi vốn đầu tư. Thâm hụt ngân sách tăng tác động tiêu cực lên quy mô vốn, đo đó, làm giảm khả năng cung ứng dịch vụ và hàng hóa của nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách đồng nghĩa với chi tiêu tăng và tiết kiệm giảm và vì: S = I + CA => Tiết kiệm giảm (S) thì hoặc đầu tư (I) giảm hay cán cân vãng lai (CA) giảm. Quy mô thị trường vốn nội địa giảm sẻ làm gia tăng nguồn vốn nước ngoài trong nền kinh tế.
➥ Allen (1977), Bisignano và Hoover (1982):
Thâm hụt tài khóa kết hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt sẻ làm tăng tỷ giá.

Read more: https://www.nhatkychucuoi.com/2018/04/tham-hut-kep-la-gi.html#ixzz63o1Ly6fM

Nguồn:  https://www.nhatkychucuoi.com

Tags: bù đắp thâm hụt cán cân vãng laicác thành phần của tài khoản vãng laicác yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mạicách tính cán cân thương mại kinh tế vĩ môcán cân dịch vụ là gìkiều hối được hạch toán vào mục nào trong cán cân thanh toánnếu cán cân vãng lai thâm hụt thì có những phương án nào để bù đắpThâm hụt képý nghĩa cán cân vãng lai
Previous Post

Chỉ giới xây dựng là gì? Vì sao cần hiểu Chỉ giới xây dựng

Next Post

Cho thuê mua  là gì? Vì sao cần hiểu Cho thuê mua 

ATPMedia

ATPMedia

Next Post
Cho thuê mua  là gì? Vì sao cần hiểu Cho thuê mua 

Cho thuê mua  là gì? Vì sao cần hiểu Cho thuê mua 

Bài viết mới

press

Онлайн казино On X: адреналин и взаимодействие в реальном времени

by ATPMedia
02/07/2025
articles

Анализ формального сайта казино и систем поощрения

by ATPMedia
02/07/2025
casino

Ведущий обзор онлайн-казино с моментальными транзакциями и щедрыми акциями

by ATPMedia
02/07/2025
casino

Онлайн гэмблинг-платформы: игровые аппараты с бонусами

by ATPMedia
02/07/2025
Tin tức

Платформа для гейминга с моментальными выводами средств: подробный анализ.

by ATPMedia
27/06/2025
  • Báo Giá & Thanh Toán
  • Câu Hỏi Thường Gặp
  • Đăng tin
  • Giới thiệu
  • Hướng dân
  • Khiếu Nại, Góp Ý
  • Liên hệ
  • Miễn trừ trách nhiệm
  • Nạp coin
  • Quản lý tin đăng
  • Quy Chế Hoạt Động
  • Quy Định
  • Rao vặt BĐS | Kênh tổng hợp thông tin rao vặt Bất Động Sản toàn quốc – raovatbds.vn
  • Tải Ứng Dụng
  • Thông tin cá nhân
  • Tin tức

https://raovatbds.vn/ là blog cá nhân, mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. xem thêm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • BĐS Hồ Chí Minh
    • BĐS Quận 4
    • BĐS Quận 9
    • BĐS Thủ Đức
  • BĐS Hà Nội
  • BĐS Đà Nẵng
  • Tin tức

https://raovatbds.vn/ là blog cá nhân, mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. Do đó, chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng các thông tin trên website. xem thêm